1. Về xử phạt vi phạm hành chính:

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (từ Điều 9 đến Điều 12) quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3; hành vi sản xuất, hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3. Trong đó, tùy thuộc vào từng trường hợp mà mức phạt có thể từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Đồng thời, nếu hành vi vi phạm được thực hiện đối với một số loại hàng đặc biệt thì mức phạt tiền có thể gấp hai lần. Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Bên cạnh đó, việc sản xuất, buôn bán hàng giả thông qua các phương thức, hình thức nào đó, nhất là qua website thương mại điện tử, ứng dụng điện thoại di động thì có thể bị xử phạt về hành vi vi phạm kinh doanh qua ứng dụng, như: Phạt vi phạm về hành vi “cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet” (điểm c khoản 3 Điều 63 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP); hành vi “lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động” (điểm a khoản 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP)...

Ngoài ra, nếu các hành vi vi phạm về hàng giả có các dấu hiệu liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh thì cũng có thể bị xử lý căn cứ theo quy định tại Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

2. Về xử lý hình sự:

Hành vi vi phạm về hàng giả có thể truy cứu về các tội như sau:

- Truy cứu về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192, Điều 193, Điều 194, Điều 195 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, tùy thuộc từng trường hợp mà cá nhân có thể bị phạt tiền đến 1 tỷ đồng, phạt tù chung thân; pháp nhân có thể bị phạt tiền đến 15 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn đến 03 năm. Có thể thấy, đây là mức phạt tương đối cao dành cho hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Truy cứu về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, cá nhân có thể bị phạt tiền đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm, phạt tù đến 03 năm; pháp nhân có thể bị phạt đến 5 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn đến 02 năm, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn đến 03 năm.

- Truy cứu về tội lừa dối khách hàng tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015 với nội dung quy định “người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác...”. 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 222.165
    Online: 10