Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: quy định các hành vi VPHC, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi VPHC; thẩm quyền lập biên bản VPHC, thẩm quyền xử phạt VPHC trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây gọi là lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp):

1. Các hành vi VPHC trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

Được quy định tại Chương II, gồm 08 mục, 31 điều, như sau:

- Mục 1: Các hành vi vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại việt nam; đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp; bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.

- Mục 2: Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh.

- Mục 3: Hành vi vi phạm quy định về chương trình, giáo trình đào tạo; chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp; quy mô lớp học; liên thông, liên kết đào tạo.

- Mục 4: Hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập; biểu mẫu, sổ sách quản lý đào tạo.

- Mục 5: Các hành vi vi phạm quy định về hợp tác quốc tế, hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật trong giáo dục nghề nghiệp;

- Mục 6: Hành vi vi phạm quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.

- Mục 7: Hành vi vi phạm quy định đối với nhà giáo, người dạy, người học.

- Mục 8: Hành vi vi phạm quy định về diện tích đất sử dụng tối thiểu, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; tài chính; kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Một số hành vi VPHC về hoạt động tuyển sinh và hình thức xử phạt:

2.1. Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; buộc cải chính thông tin sai sự thật; buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng đối với một trong các hành vi sau:

+ Thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không chính xác thông tin về ngành, nghề, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm, địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài.

+ Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp không đúng thời gian đào tạo trong chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù, doanh nghiệp quyết định ban hành.

+ Thông báo tuyển sinh không đúng đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp theo quy định.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh.

+ Thu nhận hồ sơ tuyển sinh, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc khi chưa thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định. Ngoài phạt tiền, còn bị buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển; buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả; buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng; buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học.

+ Thực hiện tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo nhưng không đáp ứng đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định. Ngoài phạt tiền, còn bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 12 tháng đến 18 tháng; buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển; buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng; buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học.

- Hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng có quy định ngưỡng đầu vào: phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Hành vi tổ chức thi hoặc xét tuyển người vào học các ngành, nghề đào tạo hoặc chương trình đào tạo của nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; trục xuất người nước ngoài; buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển; buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả; buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng; buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học.

2.2. Vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh:

- Phạt tiền đồng thời buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển; buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu hành vi vi phạm không do lỗi của người học hoặc có lỗi của cả đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và người học đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng học trình độ trung cấp theo các mức phạt sau:

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học.

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 30 người học.

+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 30 người học trở lên. Ngoài phạt tiền, hành vị này còn bị đình chỉ hoạt động tuyển sinh có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.

- Phạt tiền đồng thời buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển; buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu hành vi vi phạm không do lỗi của người học hoặc có lỗi của cả đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và người học đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng học trình độ cao đẳng theo các mức phạt sau:

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học;

+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 30 người học.

+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 30 người học trở lên; Ngoài phạt tiền, hành vị này còn bị đình chỉ hoạt động tuyển sinh có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.

- Hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển các trình độ giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển, kết quả học tập, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, thu hồi văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp đã cấp cho người học; buộc nộp lại giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa cho cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Hành vi gian lận hồ sơ tuyển sinh để được hưởng chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự: phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển, kết quả học tập, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, thu hồi văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp đã cấp cho người học; buộc hoàn trả các khoản được hỗ trợ hoặc được hưởng từ ngân sách nhà nước.

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 207.767
    Online: 21